Một số lưu ý về hệ thống bơm ly tâm (Phần 1) - WorldPumps.Vn - Tạp chí bơm công nghiệp

Tin liên quan

Tin tức

Một số lưu ý về hệ thống bơm ly tâm (Phần 1)

Centrifugal pump systems Tips (Part 1)

Dưới đây là một số chỉ dẫn, những điều “nên” và “không nên” đối với một hệ thống bơm ly tâm. Đây là những điều có thể hết sức đơn giản nhưng các kỹ sư cần lưu ý.

1. Quan hệ giữa lưu lượng và cột áp

Khi lưu lượng tăng, áp suất xả của bơm sẽ giảm và ngược lại. 

2. Không nên để bơm hoạt động ở lưu lượng = 0.

Không nên để bơm ly tâm chạy lâu ở mức lưu lượng bằng 0. Các hệ thống bơm dân sinh thường có cơ chế ngắt bơm khi áp suất cao (tức là khi lưu lượng ở mức thấp hoặc bằng 0).

3. Nên sử dụng đồng hồ đo áp suất 

Nên lắp đồng hồ đo áp suất ở ngay đầu xả của bơm, việc này sẽ giúp đánh giá được tình trạng hoạt động của bơm. Lắp đồng hồ đo áp suất ở đầu hút của bơm cũng có tác động tốt, khi xác định được cột áp bơm khi so sánh chêch lệnh giữa áp suất xả và áp suất hút.

4. Không nên để bơm chạy khô, nên sử dụng van một chiều

Hầu hết các bơm ly đều không thể chạy khô nên cần đảm bảo bơm luôn có đầy đủ dịch bơm. Ở hệ thống bơm dân sinh, để đảm bảo bơm luôn có đầy đủ dịch bơm, người ta thường lắp van một chiều hay còn gọi là van đáy (foot valve) ở cuối đầu hút của bơm. Một số loại bơm ly tâm không cần sử dụng van một chiều do các bơm này có thể tạo đủ lực hút để hút dịch bơm vào khoang bơm. Những bơm này là loại bơm tia phun (jet pump). 

5. Các van đầu hút

Van cổng nên được sử dụng tại đầu hút và đầu xả của bơm vì những van này không gây sức cản cho dòng chảy lưu lượng, đồng thời có thể đóng ngắt đường ống rất chặt. Van bướm đôi khi cũng được sử dụng nhưng van bướm thường gây sức cản nhất định.

6. Sử dụng cút ống lệch tâm

Luôn luôn sử dụng cút ống lệch tâm ở đầu hút của bơm khi cần nối ống có đường kính khác nhau. Cần đặt chiều thẳng lên trên khi dịch bơm từ dưới đi lên hay đi thẳng và cần đặt chiểu thẳng ở phía dưới khi dịch bơm từ trên đi xuống (xem hình minh họa dưới đây). Điều này sẽ giúp tránh hiện tượng tạo khí ở đầu hút bơm, làm cho khí thoát đi.



7. Sử dụng bơm tuabin nhiều tầng cho ứng dụng bơm giếng sâu

Khi bơm nước từ hố bơm sâu (60m-90m) thì luôn cần sử dụng bơm chìm nhiều tầng cánh.

8. Kiểm soát lưu lượng 

Nếu bạn muốn theo dõi lưu lượng bơm thì lắp van tại đầu xả của bơm, không bao giờ nên lắp van ở đầu hút của bơm để theo dõi lưu lượng.

9. Lắp đường ống có đường kính phù hợp 

Đường ống có đường kính phù hợp là yếu tố hoán đổi giữa chi phí (đường ống to thì tốn kém) và tổn thất do ma sát (đường ống nhỏ gây tổn thất ma sát lớn, ảnh hưởng đến hiệu suất của bơm). Nói chung, đường kính đường ống xả của bơm nên có cùng cỡ với ống nối đầu xả của bơm. Đối với đầu hút, cũng có thể sử dụng đường ống với cùng kích thước với ống nối đầu hút, nhưng tốt hơn nên dùng đường ống lớn hơn một cỡ so với ống nối đầu hút. Gia tốc thường được sử dụng để tính kích thước đường ống ở đầu xả bơm là 2,7-3,6 l/s và ở đầu hút là 0,9-1,8 l/s.

10. Áp suất tại điểm cao của hệ thống

Cần tính toán mức áp suất điểm cao của hệ thống bơm. Áp suất khí đó có thể rất thấp khiến dịch bơm bốc hơi và tạo khí hơi trong bơm, điều này rất có hại cho hoạt động của bơm. Áp suất tại điểm này có thể được nâng lên nhờ lắp đặt một van ở vị trí sau điểm cao này và khi đóng van này sẽ giúp điều chỉnh được áp suất tại điểm cao của hệ thống. Tất nhiên, khi lắp van, cần lưu ý tính toán ảnh hưởng đến cột áp của bơm.


11. Tác động của độ nhớt của dịch bơm

Độ nhớt là một trong những yếu tố chính để quyết định xem nên dùng bơm ly tâm hay bơm thể tích. Bơm ly tâm có thể bơm những chất có độ nhớt nhưng hiệu suất của bơm có thể bị tổn hại do độ nhớt. Nếu dịch bơm có độ nhớt trên 400 cSt thì nên cân nhắc sử dụng dòng bơm thể tích.

 

  • - Hết Phần 1 –

WorldPumps.vn - Công ty TNHH Tiên Phong Xanh

Chia sẻ bài viết này

Các dịch vụ khác

 

Bài viết này nằm trong các danh mục:
Kiến thức về bơm   •  

 

Nếu bạn có ý kiến gì về bài viết hoặc có nhu cầu về bơm nêu trên, vui lòng bình luận ở dưới đây

Bình luận

comments powered by Disqus